Giá lúa, gạo giảm liên tiếp
Do ảnh hưởng bởi giá gạo trên thị trường toàn cầu ghi nhận đà giảm liên tục nên giá lúa gạo trong nước cũng chịu ảnh hưởng đi xuống trong nhiều tuần qua.
Có 30 kết quả được tìm thấy
Do ảnh hưởng bởi giá gạo trên thị trường toàn cầu ghi nhận đà giảm liên tục nên giá lúa gạo trong nước cũng chịu ảnh hưởng đi xuống trong nhiều tuần qua.
Ngày 28/10, tại Khách sạn Hoàng Sơn, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT) phối hợp với Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức hội nghị tập huấn quản lý, sử dụng và khai thác phần mềm phân tích dữ liệu RiceMore.
Vào thời điểm cuối tháng 9, khi lúa Hè Thu chưa cho thu hoạch, nguồn hàng ít, nên giá lúa gạo thời điểm này thường ghi nhận mức tăng.
Những năm qua, Đảng bộ xã Khánh Nhạc (Yên Khánh) đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, con nuôi; xây dựng mô hình điểm của tỉnh sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo hướng hữu cơ với diện tích lớn. Do đó, mối quan hệ giữa Đảng với dân ngày càng gắn bó mật thiết.
Do ảnh hưởng của thị trường lúa gạo trên thế giới và sự biến động đi lên của giá cả các mặt hàng trong nước, giá gạo trên thị trường trong tỉnh đều đồng loạt ghi nhận mức tăng liên tục trong 2 tuần qua.
Trước nhược điểm của gieo sạ là phải sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ, gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo, vụ mùa năm nay, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con nông dân chuyển đổi từ gieo sạ sang cấy máy và cấy tay.
Chiều 31/3, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo năm 2023.
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng đang đứng trước những biến đổi rất lớn về lao động, khí hậu, thị trường cũng như xu thế tiêu dùng. Chúng ta đã có những thay đổi để thích ứng, tuy nhiên tỷ lệ áp dụng vẫn còn khá hạn chế. Do vậy, rất cần sự vào cuộc hỗ trợ đồng bộ về mặt chính sách, sự chung tay của doanh nghiệp và sự chủ động từ phía HTX, người nông dân trong việc đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp.
Những tồn tại, bất cập trong ngành nông nghiệp nói chung và đối với người trồng lúa nói riêng đã diễn ra nhiều năm tưởng chừng khó tìm lời giải. Tuy nhiên, gần đây, với những nỗ lực của ngành nông nghiệp trong việc thúc đẩy cơ giới hóa, chuyển hướng sản xuất xanh, theo chuỗi giá trị... đã và đang từng bước tạo những đổi thay mang tính bước ngoặt cho ngành sản xuất này.
Hiện nay, lúa là cây trồng chủ lực trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta với diện tích gieo cấy hàng năm hơn 70 nghìn ha (chiếm gần 80% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm). Tuy nhiên, ngành sản xuất này lại đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi có những giải pháp kịp thời tháo gỡ, đồng thời có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất.
Hàng năm, diện tích gieo cấy ở Ninh Bình đạt gần 80 nghìn ha. Cây lúa vẫn là cây trồng chủ lực trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh hiện nay, cơ bản vẫn duy trì việc sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống. Vì vậy, việc hình thành chuỗi liên kết đồng bộ trong sản xuất lúa gạo là hết sức cần thiết nhằm phát huy tối đa lợi thế và tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Trong bối cảnh nông nghiệp đang được đẩy mạnh, cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững là hướng đi cần thiết.
Là nơi phù sa bồi đắp, đất đai mầu mỡ, Kim Sơn xưa kia cùng với huyện Hải Hậu (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) là những đơn vị đầu tiên của cả nước đạt năng suất của lúa 5 tấn/ha. Ngày nay, cùng với việc đưa nhiều giống lúa ngon, chất lượng, đặc sản vào gieo cấy, những người nông dân nơi đây còn đang dần chuyển đổi từ hình thức canh tác lúa vô cơ sang hữu cơ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, đưa sản phẩm lúa gạo an toàn, chất lượng cao đến tay người tiêu dùng.
Tuần qua, lượng người mua sắm các loại nông sản tăng do lo ngại diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, do vậy, giá các loại hạt nông sản có xu hướng tăng nhẹ, 5-10%; giá gạo vẫn ổn định.
Xác định cây lúa là một trong những cây trồng chủ đạo, thế mạnh của địa phương, những năm qua, huyện Yên Khánh đã có những định hướng chiến lược để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm lúa gạo. Tư duy sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu đang dần được thay thế bằng phương thức canh tác hữu cơ hiện đại, chú trọng kỹ thuật.
Trái hẳn với nhiều mặt hàng nông sản khác khi gặp khó khăn về đầu ra sản phẩm, cũng như giá bán giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì lúa gạo vụ đông xuân năm nay lại đang tiêu thụ khá thuận lợi, giá tăng và dễ bán.
Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhất là thuốc trừ cỏ một cách tùy tiện, tràn lan đang trở thành mối nguy hại lớn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lúa gạo. Do vậy, gần đây, ngành Nông nghiệp có hướng chỉ đạo các địa phương chuyển từ sản xuất lúa thông thường sang sản xuất lúa sạch, lúa hữu cơ, đi kèm với đó là các giải pháp kỹ thuật như: gieo mạ khay, cấy máy, sử dụng phân bón hữu cơ... Đặc biệt, năm 2018, một số cán bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh đã cho ra đời sáng kiến "Chế tạo và sử dụng công cụ làm cỏ lúa" giúp làm cỏ nhanh gấp 3-4 lần so với phương pháp truyền thống.
Theo đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh, cây lúa vẫn được xác định là cây chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng lúa gạo, cùng với việc hình thành các cánh đồng lớn, việc xây dựng, nhân rộng cánh đồng lúa hữu cơ, sản xuất lúa sạch là xu thế tất yếu. Do vậy, năm 2019, Sở Nông nghiệp &PTNT đã khảo sát và chọn xã Khánh Trung, huyện Yên Khánh để xây dựng kế hoạch thực hiện dự án sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản theo hướng hữu cơ gắn với gieo mạ khay, cấy máy.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chủ động đi đầu hạ lãi suất cho vay xuống mức 6%/năm để cho vay thu mua lúa gạo.
Huyện Kim Sơn được coi là vựa lúa của tỉnh, với diện tích, năng suất và sản lượng luôn đứng đầu trong số 8 đơn vị hành chính của tỉnh. Bước vào sản xuất vụ mùa 2018, huyện Kim Sơn thể hiện quyết tâm giữ vững vị trí dẫn đầu trong sản xuất lúa gạo. Để làm rõ công tác chỉ đạo sản xuất của huyện Kim Sơn cho vụ mùa sắp tới, chúng tôi đã trao đổi với đồng chí Đỗ Hải Quang, chuyên viên trồng trọt, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Sơn.
Khoảng 2 tuần nay, giá các loại thực phẩm, đặc biệt là gạo và rau xanh tăng đột biến, lượng hàng khan hiếm. Các tiểu thương cho biết nguyên nhân là do mưa lớn triền miên khiến lúa gạo mất mùa, còn diện tích trồng rau thì bị ngập úng, thối hỏng. Nguồn cung khan hiếm khiến giá tăng mạnh, nhiều loại rau tăng gấp 5 lần so với thời điểm trước đợt mưa.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thu mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trong nước cũng như xuất khẩu, những năm gần đây Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình đã chủ động liên kết với bà con nông dân thực hiện quy trình sản xuất lúa gạo khép kín với phương châm giảm tổn thất, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn. Với hướng đi này, công ty đang đi đầu trong định hướng xây dựng thương hiệu gạo sạch, gạo chất lượng cao ở Ninh Bình và từng bước thay đổi phương thức sản xuất gạo phẩm cấp thấp tồn tại nhiều năm của nông dân
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng trên địa bàn tỉnh ta đang có bước chuyển dịch tích cực từ sản xuất mang tính tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, Góp phần vào quá trình chuyển dịch đó có sự vào cuộc của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Nhà nước và đặc biệt là sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm của nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh. Sự liên kết "4 nhà" đã và đang đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân trong sản xuất lúa gạo.
Chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch là một trong những khâu quan trọng nhất của quy trình sản xuất, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nguồn cung ổn định, đáp ứng nhu cầu thường xuyên, cũng như tạo được tính cạnh tranh cho sản phẩm nông sản khi xuất bán ra thị trường. Để nâng cao giá trị gia tăng của lúa gạo, mới đây Nhà máy chế biến bảo quản nông sản của Công ty cổ phần Tổng công ty Giống cây và con nuôi Ninh Bình đã chính thức đi vào hoạt động có công suất lớn nhất khu vực miền Bắc. Đây cũng là kết quả việc mạnh dạn đầu tư công nghệ của doanh nghiệp trong mô hình liên kết với nông dân, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm lúa gạo và mở ra hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo ở Ninh Bình.